4 LÝ DO NÊN CHỌN ỐNG HDPE THAY THẾ CHO ỐNG BÊ TÔNG
0
/upload/images/gia-ong-hdpe-02.jpg

4 LÝ DO NÊN CHỌN ỐNG HDPE THAY THẾ CHO ỐNG BÊ TÔNG

A/ Ống HDPE là gì? Ống bê tông là gì?

Trước khi đi vào so sánh ống HDPE và ống bê tông, bạn cần hiểu rõ bản chất 2 loại ống này là gì. Hãy cùng tìm hiểu nhé:

Về ống HDPE

HDPE là từ viết tắt của Hight Density Poli Etilen, là loại vật liệu nhựa dẻo mật độ cao với tỷ lệ sức bền trên mật độ lớn rơi vào khoảng 0,93-0,97g / cm3 hoặc 970 kg/m3. Tỷ lệ này của ống nhựa HDPE chỉ cao hơn Polyethylene mật độ thấp nhưng do đặc tính của loại vật liệu HDPE ít phân nhánh nên nó có khả năng liên kết phân tử vẫn mạnh hơn, bền hơn. 

Về cấu tạo, ống nhựa HDPE có cấu tạo trùng phân tử Polyetylen và các chất xúc tác như silic, crom,.... dưới mức áp suất thấp. 

Trong suốt nhiều năm nay, cùng với sự cải tiến của cơ sở hạ tầng là ống nhựa HDPE đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trong các công trình đường ống dẫn nước, đường ống hóa chất hay cần vận chuyển các chất lỏng, chất dẫn khí khác tại Việt Nam.

Những tính chất vật lý của ống HDPE bạn nên biết:

  • Nhiệt độ hóa mềm vicat tối thiểu : 120 độ C
  • Nhiệt độ làm việc tối đa : 45 độ C
  • Điện trở suất bề mặt > 1013 Ω
  • Nhiệt độ giòn, gãy : < 0 độ C
  • Độ bền kéo đứt tối thiểu: 21 Mpa
  • Tỷ trọng: 0.95 – 0.97 g/cm3
  • Hệ số giãn nở nhiệt : < 0.2 mm/m. độ C
  • Tính cách điện, cách nhiệt tốt. 

Về ống bê tông

Trước hết bạn phải hiểu bê tông là gì? Đây là một hợp chất được tạo ra từ sự hình thành liên kết giữa phần hạt và phần kết dính. Trong đó phần hạt có thể là cát, sỏi, đá,... còn phần dính là xi măng, nước, các chất phụ gia,... giúp các hạt có thể liên kết với nhau tạo thành một khối.

Ngày nay, không chỉ dừng lại ở bê tông mà người ta còn dùng nhiều vật liệu bê tông cốt thép. Bê tông cốt thép bao gồm bê tông và thép, do bê tông có đặc tính cường độ chịu kéo thấp nên người ta thêm vào giữa những thanh cốt làm từ thép để tăng cường độ chịu kéo lên. Cốt thường được đặt ở trung tâm nơi vùng chịu kéo và được coi như vật chịu lực chính của cả khối vật liệu đó. Ngoài thép thì cốt còn có thể làm từ sợi thuỷ tinh, polyme hoặc các vật liệu composite,... Bê tông cốt thép được sử dụng rất rộng rãi trong xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình dân dụng, công nghiệp,...

Ống bê tông là khái niệm chỉ các loại ống tròn, vuông, hộp…. làm từ bê tông, bản chất là những khối bê tông cốt thép được tạo hình nhằm phục vụ nhu cầu truyền dẫn vật liệu. 

Một số đặc điểm của ống bê tông:

  • Tính tiện dụng: Loại ống này tuy cần những vật liệu khác để sản xuất như xi măng, đá, cát, sỏi,... nhưng đều là những vật liệu dễ tìm và sẵn có rất nhiều ở Việt Nam. Các loại ống bê tông đúc sẵn, nền nhà, tường,.. đều rất tiện lợi xây dựng. Ngoài ra, các công trình đập nước, đường xá, cầu cống cũng thường sử dụng ống bê tông. 
  • Tính phổ biến: Mặc dù ngày nay đã xuất hiện thêm nhiều loại vật liệu khác như kính, nhựa.. nhưng ống bê tông vẫn được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. 
  • Tính giữ nhiệt: Bê tông có tính giữ nhiệt cao, vì thế khi căn phòng bạn sử dụng đang dùng máy sưởi hay điều hoà thì phòng đó vẫn được giữ ổn định chứ không bị truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài, từ đó bạn sẽ tiết kiệm được một nguồn điện năng nhất định. 
  • Tính không bắt lửa: Bê tông không có tính dễ bắt lửa như vật liệu gỗ, vì vậy nếu công trình có lỡ xảy ra hỏa hoạn thì tốc độ cháy sẽ không nhanh như các công trình sử dụng vật liệu gỗ. Mặt khác, nếu đám cháy không quá lớn thì công trình vẫn được bảo vệ.
  • Độ bền cao: Bê tông có tuổi thọ dài, vì thế rất nhiều công trình được xây dựng từ hàng trăm năm trước vẫn bền đẹp. Tính trơ của bê tông khiến chúng an toàn trước các tác động bên ngoài và không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết xấu như bão, lũ, nắng gắt, mưa đá,.... 

B/ 4 lý do chứng minh ống HDPE ưu việt hơn ống bê tông

Thoát nước tốt hơn

Trở lực dòng chảy của ống nhựa HDPE là 0.009, thấp hơn so với ống cống bê tông 0.014. Vì thế ống cống nhựa HDPE thoát nước tốt hơn ống cống bê tông rất nhiều.

Ngoài ra, ống HDPE có khả năng đàn hồi tốt, chịu uốn nên thoát nước cũng tốt hơn. Các đầu nối kín nên nước không bị rò rỉ ra ngoài. Còn ống bê tông rất cứng và không đàn hồi, đầu nối xử lý bằng xi măng nên dễ bị rò rỉ, tính thoát nước kém.

Đối với các chất lỏng là hoá chất, ống HDPE có khả năng kháng hóa chất tốt hơn vì nó chịu được hầu hết các loại dung dịch & hóa chất hiện nay như kiềm, acid, muối,... giữ cho chất lỏng không bị rò rỉ. Còn ống bê tông lại có khả năng kháng hóa chất kém hơn, lâu ngày có thể khiến trong cống bị đóng rong rêu, làm giảm khả năng thoát nước.

Độ bền vượt trội

Ống HDPE có tuổi thọ trung bình trên 50 năm trong khi ống bê tông có tuổi thọ chỉ khoảng 20 năm.

Trọng lượng nhẹ - Thi công dễ dàng, nhanh chóng

Ống HDPE có trọng lượng nhẹ nên an toàn trong lúc thi công. Ngoài ra, ống HDPE cũng có khả năng chịu va đập tốt trong lúc vận chuyển.

Ống bê tông có đặc điểm cứng và nặng. Khi sử dụng loại ống này, yêu cầu nền đất phải được gia cố thật kỹ, phải có gối đỡ cống và các thiết bị cơ giới sử dụng phải đủ lớn.

Tính khít nước tuyệt đối

Ống HDPE có độ kín nước cao gần như tuyệt đối, không bị rò rỉ tại các mối nối nên nước ngầm không thể vào trong cống.

Ống bê tông có độ kín nước kém, các mối nối rất dễ bị thẩm thấu dẫn đến nước thải trong cống bị rò rỉ ra ngoài và làm ô nhiễm môi trường.

Ngoài 4 lý do trên, ống HDPE cũng có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với ống bê tông như:

  • Dễ thi công và lắp đặt
  • Chi phí thấp
  • Tương thích với nhiều điều kiện môi trường

C/ Kinh nghiệm sử dụng và lắp đặt ống HDPE

Ống HDPE thường được sử dụng trong:

  • Các ngành công nghiệp khai mỏ như ống nước thải, ống cống,...
  • Các ngành công nghiệp nhẹ như ống tưới cỡ lớn, ống thoát nước, ống dẫn nước thải tại các khu công nghiệp hay khu đô tại, thành phố lớn
  • Lĩnh vực công nghiệp năng lượng như làm ống luồn dây điện, dây cáp, ống sưởi, ống dẫn hơi nóng,...  

Kinh nghiệm lắp ống HDPE với trục ống

Dù ống HDPE có đặc tính độ bền cao, khó bị gãy vỡ nhưng nếu trong quá trình sử dụng và bảo quản, người thi công thực hiện không đúng cách thì vẫn có thể bị hư hỏng hoặc bị bóp méo. 

Vì vậy khi tiến hành lắp ống HDPE với trục ống, bạn phải cắt ngang vuông góc, mặt cắt phải phẳng để tránh bị hở. Bằng cách dùng giấy quấn quanh ống, mép giấy phải trùng khít với nhau. Khi quấn nên dùng cưa sắt để đánh dấu, như vậy vừa chính xác vừa giúp quấn ống được khít hơn.

Các bước lắp phụ kiện ống HDPE bằng xiết gioăng

  • Bước 1: Tiến hành cắt ống HDPE theo hình vuông góc với trục của ống đã được cố định.
  • Bước 2: Trước khi lắp vòng xéc măng hở, bạn cần lắp đai ốc khóa trước để tránh đẩy quá sâu vào thân ống. 
  • Bước 3: Đặt vòng đệm chữ O vào thân ống rồi đẩy dọc theo trục thân ống nhựa HDPE.
  • Bước 4: Đảm bảo ống và phần thân đai cố định đúng vị trí trước khi tiến hành xoáy đai khoá trên thân. 
  • Bước 5: Xoáy phần đai khóa bằng tay với 50mm, tuy nhiên với những loại ống kích thước lớn hơn thì bạn cần sử dụng dụng cụ cờ lê để xoáy.
  • Bước 6: Cách tối ưu nhất để có mối nối tốt nhất và đảm bảo chất lượng ống HDPE thì phần miệng đai khóa phải nằm ngoài phần ren cuối cùng trên thân ống.

Kinh nghiệm khoan ống HDPE

Trước khi tiến hành khoan ống nhựa HDPE thành những rãnh lớn thì bạn nên đánh dấu vị trí trên ống bằng bút hoặc cưa. Bạn hoàn toàn có thể dùng máy khoan tay với nhiều kích cỡ khác nhau để có được kích thước khoan như mong muốn. Tuy nhiên việc thực hiện khoan ống HDPE bằng máy sẽ giúp bạn không phải hít mùi khó chịu của nhựa.

Ngoài ra, khi dùng dũa trong quá trình cắt ống nhựa HDPE cũng sẽ giúp làm nhẵn các mối cắt để có độ kết dính cao hơn. Nếu không muốn dùng dũa, bạn có thể dùng giấy nhám để đánh lại mặt cắt nhẵn mịn trước khi tiến hành dán keo.
 
Trên đây là những chia sẻ của Nhựa Bảo Minh về ống nhựa HDPE và ống bê tông cũng như 4 lý do chính vì sao nên sử dụng ống nhựa HDPE thay cho ống bê tông. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được chuyên gia giải đáp nhanh nhất.

Đánh giá của Khách Hàng
0/ 5

0 đánh giá

0
0
0
0
0
Rất tốt
Danh sách đánh giá
Chưa có bình luận